Mẫu đơn tố giác tội phạm và hướng dẫn quy trình tố giác

Đơn tố giác tội phạm

Tố giác tội phạm vừa là quyền vừa là trách nhiệm của mọi người nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng chống tội phạm. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ mẫu đơn tố giác tội phạm và hướng dẫn quy trình tố giác.

1.Căn cứ pháp lý

2. Tố giác tội phạm là gì?

Tố giác tội phạm được quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu phạm tội với cơ quan có thẩm quyền. (chúng ta cần phải phân biệt tố giác tội phạm với tin báo tội phạm để lúc làm đơn cho chính xác).

Căn cứ quy định trên thì chúng ta có thể hiểu, tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố các hành vi có dấu hiệu phạm tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

3. Các bước tố giác tội phạm

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác

Mẫu đơn tố giác tội phạm - Bộ công an

Trước khi tố giác tội phạm cần phải xác định cơ quan Công an có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết để tránh mất thời gian trong quá trình giải quyết,

Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án. (Vd: Có dấu hiệu phạm tội theo khoản 1 Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác. Thì khoản 1 Điều 134 thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng thẩm quyền xét xử thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện nên khi làm đơn tố giác phải gửi đến Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).

Chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác tội phạm.

Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác tội phạm

Có các hình thức tố giác tội phạm như sau:

– Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1);

– Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1).

Khi tố giác tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác tội phạm

Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác tội phạm được quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo đó, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Khi hết thời gian giải quyết tố giác tội phạm theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác.

Lưu ý: Trong quá trình giải quyết hoặc sau khi có kết quả giải quyết tố giác, cá nhân tố giác tội phạm không nhất trí với kết quả giải quyết hoặc cho rằng việc giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thỏa đáng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tố tụng hình sự thì có quyền khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự.

4. Mẫu đơn tố giác tội phạm

Đơn tố giác tội phạm là một trong hai hình thức tố giác tội phạm. Khi làm đơn tố giác tội phạm đa số mọi người ghi nội dung tố giác hành vi phạm tội của người khác còn khá là chung chung, ghi rất nhiều chi tiết nhưng đa số là những chi tiết dư thừa làm cho người đọc khó có thể tóm tắt nhanh được vụ việc. Nên ghi nội dung vụ việc trong đơn tố giác ngắn gọn nhưng đầy đủ sự kiện pháp lý để khẳng định có hành vi phạm tội xảy ra. Nên khi làm đơn tố giác tộ phạm cần chú ý đến nội dung chính như họ tên, địa chỉ, hành vi có dấu hiệu phạm tội vào đơn tố giác tội phạm, đưa ra căn cứ pháp lý chứng minh hành vi của người bị tố cáo đã vi phạm điều khoản nào theo quy định của pháp luật và cần nêu rõ yêu cầu giải quyết. Dưới đây là mẫu đơn tố giác tội phạm của Công ty Luật TNHH CTM.

Mẫu ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
Công ty Luật TNHH CTM – Mẫu đơn tố giác tội phạm

Tải mẫu đơn tố giác tội phạm: Tại đây

Trên đây là nội dung tư vấn về mẫu đơn tố giác tội phạm và hướng dẫn quy trình tố giác của Công ty Luật TNHH CTM, cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn về pháp luật hình sự hoặc cần luật sư bào chữa trong vụ án hình sự xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0932 321 5580975 188 133

Email:  ctmlaw247@gmail.com

VPGD: Tầng 12, tòa nhà Licogi 13 Tower, số 164, đường Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

>>>>>> Xem thêm: Tội cho vay nặng lãi theo quy định mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *