Thị Thực hay còn gọi là Visa là loại giấy tờ vô cùng quan trọng, quyết định một người nước ngoài có thể sinh sống, học tập và làm việc hợp pháp tại một quốc gia khác không. Gia hạn visa nghĩa là xin kéo dài thời hạn lưu trú đã cấp trên visa để tiếp tục ở lại hợp pháp tại nước sở tại. Khi hết hạn visa, người ngoại quốc phải làm thủ tục xin gia hạn visa cho người nước ngoài nếu muốn tiếp tục ở lại Việt Nam. Vậy thủ tục xin gia hạn visa được thực hiện như thế nào? Sau đây, Công ty Luật TNHH CTM sẽ cùng bạn làm rõ thủ tục gia hạn Visa cho người nước ngoài.
- CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật số 47/2014/QH13 ngày 16/6/2014
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư 219/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
- ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIA HẠN VISA
Trước khi visa Việt Nam sắp hết hạn, cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam để du lịch, công tác, lao động hoặc làm đầu tư …tiến hành thủ tục gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài, chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp tại một trong trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc các phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi mà người nước ngoài đang lưu trú.
Hộ chiếu để thực hiện thủ tục gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài phải còn hạn và giá trị của visa ngắn hơn ít nhất 01 tháng so với thời hạn của hộ chiếu.
Người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam phải có giấy hoặc sổ đăng ký tạm trú tại Công an phường, xã, thị trấn nơi người nước ngoài lưu trú.
Visa Việt Nam vẫn còn thời hạn
Có công ty tại Việt Nam bảo lãnh để làm thủ tục gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài đối với visa công tác, làm việc, đầu tư.
Người nước ngoài không phạm tội trong thời gian lưu trú tại Việt Nam
- CÁC LOẠI VISA ĐƯỢC PHÉP GIA HẠN
Các loại visa được phép gia hạn như: Người nước ngoài tới Việt Nam với mục đích du lịch, thăm thân, công tác trong thời gian ngắn hoặc dài….đều sẽ được gia hạn visa việt nam với thời gian từ 1 đến 3 tháng và có thể gia hạn nhiều lần.
Ngoài ra, xin gia hạn visa thị thực cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có visa ký hiệu DN, LĐ và visa ĐT gồm:
- Visa thị thực ký hiệu DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Visa thị thực ký hiệu LĐ – Cấp cho người vào lao động tại Việt Nam
- Visa thị thực ký hiệu ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
Doanh nghiệp, tổ chức có người nước ngoài làm việc có thể thực hiện thủ tục gia hạn thị thực tạm trú cho người nước ngoài với thời hạn không quá 1 năm.
- HỒ SƠ GIA HẠN VISA
Hai loại giấy tờ cơ bản nhất mà người nước ngoài muốn xin gia hạn visa cần chuẩn bị để làm thủ tục là:
- Đơn xin gia hạn visa, gia hạn tạm trú Việt Nam theo mẫu N5 kèm theo 2 tấm hình 3×4 cm
- Bản gốc hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn.
Bên cạnh đó, tùy từng loại visa mà cơ quan cấp visa của Việt Nam sẽ yêu cầu bạn chuẩn bị thêm những loại giấy tờ khác, cụ thể như sau:
Đối với visa du lịch:
Với visa này, người nước ngoài chỉ cần chuẩn bị hai loại giấy tờ chính như đã nêu ở trên và không cần chuẩn bị thêm giấy tờ khác.
Đối với visa lao động:
- Hồ sơ pháp lý của công ty bảo lãnh.
- Giấy phép lao động hoặc giấy xin miễn giấy phép lao động.
- Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
- Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại cơ quan xuất nhập cảnh.
Đối với visa doanh nghiệp:
- Hồ sơ pháp lý của công ty bảo lãnh
- Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
- Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
Đối với visa đầu tư:
- Hồ sơ pháp lý của công ty: Giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu, …
- Chứng nhận đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh có thể hiện thành viên góp vốn.
- Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
- Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
Đối với visa thăm thân nhân:
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.
- Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
- Chứng minh nhân dân của thân nhân bảo lãnh cho người nước ngoài.
- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GIA HẠN VISA
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
- Cơ quan, tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam nộp hồ sơ tại trụ sở làm việc của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
Lưu ý: Thời gian nộp hồ sơ: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
Bước 3: Nhận kết quả:
- a) Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả gia hạn tạm trú thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.
- b) Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật).
- THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp thị thực trong thời hạn “Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ”.
- ĐỐI TƯỢNG VÀ CƠ QUAN THỰC HIỆN
- Đối tượng thực hiện
Cơ quan, tổ chức và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
- Cơ quan thực hiện
- Cục quản lý xuất, nhập cảnh hoặc
- Tại Hà Nội: 44 – 46 Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội.
- Tại TP. HCM: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM
- Phòng quản lý xuất, nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Lưu ý:
Tùy vào từng trường hợp mà người nước ngoài sẽ nộp hồ sơ tại một trong hai địa điểm trên.
Đa phần thủ tục xin gia hạn visa sẽ được thực hiện tại phòng quản lý xuất nhập cảnh tại các tỉnh, thành phố. Cục quản lý xuất nhập cảnh chỉ giải quyết những trường hợp khó.
Những trường hợp sẽ giải quyết xin gia hạn visa cho người nước ngoài tại Cục quản lý xuất nhập cảnh:
- Người nước ngoài được miễn thị thực theo quy định được miễn thị thực Việt Nam.
- Những người có nguồn gốc Việt Nam, có vợ hoặc chồng là người Việt, có cha hoặc mẹ là người Việt đã được cấp giấy miễn thị thực.
- Người lao động nước ngoài, nhà đầu tư,…
Những trường hợp sẽ giải quyết xin gia hạn visa cho người nước ngoài tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an các tỉnh, thành phố:
- Những người ngoại quốc đang tạm trú hoặc làm việc trên địa bàn của tỉnh, thành phố.
- Những trường hợp không thuộc thẩm quyền của Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp trên.
- KẾT QUẢ
Gia hạn chứng nhận tạm trú.
Trong nhiều năm tư vấn làm gia hạn Visa Việt Nam cho người nước ngoài, Công ty Luật CTM tiếp nhận rất nhiều trường hợp khách hàng chia sẻ những khó khăn khi họ tự làm gia hạn thị thực trực tiếp tại cục xuất nhất cảnh và bị từ chối bởi các lý do không đáng có như:
- Bất đồng về ngôn ngữ
- Chuẩn bị hồ sơ thiếu hoặc chưa đúng với yêu cầu
- Không nắm rõ được các quy định nhà nước Việt Nam
- Không có người/ đơn vị bảo lãnh
- Khu vực sinh sống nằm trong blacklist
- Visa quá hạn hay gia hạn nhiều lần
Chính những điều này đã khiến cho việc gia hạn Visa bị trậm trễ, thậm trí là bị từ chối gia hạn, làm mất nhiều thời gian của cả người đi nộp hồ sơ và người cần gia hạn.
Vậy để đảm bảo quyền và lợi ích cư trú hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam việc gia hạn visa phải đảm bảo về thời gian và thủ tục pháp lý. Bạn là người nước ngoài hay người thân, cơ quan, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài cần chú ý tới thời hạn visa ghi trên hộ chiếu của người nước ngoài.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH CTM, nếu có thắc mắc cần tư vấn Quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0932321558 hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ Email: ctmlaw247@gmail.com ./.
Tin cùng chuyên mục:
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Cung cấp chứng cứ khi khởi kiện, giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án
Chuyển nhượng dự án gắn với quyền sử dụng đất