Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản lý các doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện đánh thuế vào các khoản lợi nhuận đó, khoản thuế này được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp có bộ phận kế toán thực hiện chức năng tính thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng một số doanh nghiệp nhỏ và vừa lại bỏ qua bộ phận này và cũng chưa rõ về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như nào. Do đó, trong bài viết này, Chúng tôi xin tư vấn để các doanh nghiệp tham khảo và biết rõ hơn về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
Trước tiên ta cần phải biết người nộp thuế bao gồm những đối tượng nào. Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tôt chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có sơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.
Những doanh nghiệp, tổ chức trên khi hoạt động kinh doanh có thu nhập thì phải nộp thuế trên thu nhập đó. Tuy nhiên, không phải tất cả các thu nhâp của doanh nghiệp đều là thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp chỉ bao gồm:
- Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
- Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
Bên cạnh đó còn có một số thu nhập được miễn thuế được liệt kê cụ thể tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế TNDN phải nộp = (thu nhập tính thuế – phần trích lập quỹ KH&CN) × thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% ngoại trừ 2 trường hợp sau:
- Thuế xuất từ 32% đến 50%: áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
- Thuế suất 50%: áp dụng đối với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
Kê khai và nộp thuế TNDN
Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan quản lý trực tiếp. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê kai và nộp thuế tạm tính theo quý trong thời hạn quy định. Thời hạn nộp thuế tạm tính chậm nhất vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý đó.
Doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp trong quý.
Sau đó, doanh nghiệp phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trự tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc kết thúc năm dương lịch.
Tuy nhiên có một số trường hợp doanh nghiệp phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp trong từng lần phát sinh.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới tại Việt Nam
Một trong những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm khi thực hiện dự án tại Việt Nam là ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những công cụ mà các nhà lập pháp Việt Nam sử dụng để thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Đối với trường hợp công ty có vốn nước ngoài thực hiện một dự án đầu tư mới thì để dự án đầu tư mới đó được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai;
- Hoạch toán riêng phần thu nhập từ hoạt động được ưu đãi thuế với phần không được ưu đãi thuế;
Đối với dự án đầu tư mới:
- Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014;
- Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.
Các dự án đầu tư mới không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Dự án đầu tư hình thành từ việc: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh; mua lại dự án đầu tư đang hoạt động).
Giảm thuế, miễn thuế:
- Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với:
- Dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ và cơ sở hạ tầng;
- Dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử lý chất thải;
- Dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
- Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo đối với:
- Dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Miễn thuế 02 năm, giàm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với:
- Dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;
- Dự án đầu tư mới sản xuất: thép cao cấp; sản phẩm tiết kiệm năng lượng; máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề thủy sản;
- Dự án đầu tư mới tại Khu Công nghiệp (trừ Khu Công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi).
Dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp và đầu tư của Chúng tôi:
- Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng;
- Tư vấn các quy định pháp luật về doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp Việt Nam, thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Tư vấn các quy định, thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép con;
- Tư vấn về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể theo yêu cầu của Khách hàng;
- Soạn thảo, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi Khách hàng ủy quyền;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan: thuế, hợp đồng, lao động Việt Nam, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bảo hiểm xã hội, nhượng quyền thương mại, sở hữu trí tuệ…
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH CTM về các công việc kế toán ở công ty mới thành lập. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc cần tư vấn, hỗ trợ Quý khách có thể liên hệ qua Hotline: 0932 321 558 hoặc gửi câu hỏi qua địa chỉ Email: ctmlaw247@gmail.com để được giải đáp.
Tin cùng chuyên mục:
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Cung cấp chứng cứ khi khởi kiện, giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án
Chuyển nhượng dự án gắn với quyền sử dụng đất