Nhiều người chỉ biết đến những hoạt động thu hồi nợ bị cấm và cho rằng thu hồi nợ là bất hợp pháp. Tuy nhiên, vẫn có hoạt động thu hồi nợ hợp pháp được phép thực hiện. Vậy đó là những phương pháp thu hồi nợ nào? Cần lưu ý điều gì khi thực hiện những phương pháp đó? Hãy tìm hiểu cùng CTM Lawfirm trong bài viết sau.
1. Liên hệ với bên nợ để đôn đốc, nhắc nhở bên nợ thanh toán khoản nợ
Mục lục
Hoạt động thu hồi nợ hợp pháp đầu tiên là liên hệ với bên nợ để đôn đốc, nhắc nhở bên nợ thanh toán khoản nợ. Hiện tại, các cách để liên hệ với bên nợ là:
Gặp mặt trực tiếp. Đây là một biện pháp truyền thống có những ưu điểm lớn hơn so với gọi điện và gửi văn bản. Gặp mặt trực tiếp có khả năng thương lượng thành công cao nhất trong các cách liên hệ. Ngoài ra, bên có quyền đánh giá được thiện chí của bên nợ đối với việc trả nợ nếu bên nợ đồng ý gặp mặt trực tiếp. Tuy nhiên, việc gặp mặt trực tiếp cũng có vài điểm bất lợi là khó sắp xếp thời gian hơn những cách liên hệ khác. Ngoài ra, không phải bên nợ nào cũng đồng ý gặp mặt bên thu hồi nợ.
Lưu ý: Để thu hồi nợ hợp pháp, khi gặp mặt, bên có quyền cần kiểm soát tốt cảm xúc, sử dụng ngôn từ thích hợp, không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bên nợ.
Gọi điện. Gọi điện cũng là một cách liên hệ linh động, giúp các bên trao đổi, tìm cách giải quyết mà không cần phải sắp xếp thời gian. Tuy nhiên, gọi điện sẽ chỉ có ích khi bên nợ có thiện chí và chủ động. Bên cạnh đó, gọi điện có một điểm bất lợi lớn là nội dung trao đổi thường không được coi là chứng cứ nếu khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Bên có quyền chỉ được gọi điện trong khoảng thời gian và số lần mà pháp luật cho phép. Cụ thể, bên có quyền được gọi điện đôn đốc, nhắc nhở bên nợ tối đa 5 lần/1 ngày và trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ.
Gửi văn bản, thư yêu cầu thanh toán, xác nhận công nợ qua thư điện tử hoặc bưu điện. Cách thu hồi nợ này rất phổ biến nếu bên nợ là công ty, doanh nghiệp. Việc gửi văn bản, thư yêu cầu thanh toán có một lợi ích lớn là có thể trở thành chứng cứ nếu có hiệu lực pháp lý và được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Với bên nợ là doanh nghiệp, tỷ lệ khởi kiện cao hơn các khoản nợ cá nhân, bên có quyền nên chú ý điều này và gửi văn bản cho bên nợ một cách thường xuyên.
Lưu ý: Các văn bản, bản scan cần có chữ ký, đóng dấu và lưu lại các chứng cứ chứng minh bên có quyền đã gửi văn bản (Ví dụ: biên lai, thư báo phát của bưu điện, màn hình gửi thư điện tử, …) Bằng cách này, các văn bản sẽ có hiệu lực pháp lý và có thể được coi là chứng cứ nếu sau này bên có quyền khởi kiện bên nợ.
2. Khởi kiện vụ án dân sự
Trong trường hợp đã đôn đốc, nhắc nhở mà bên nợ vẫn không thanh toán khoản nợ, bên có quyền có thể khởi kiện vụ án dân sự. Đây là một hành vi thu hồi nợ hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên có quyền.
Nếu muốn khởi kiện vụ án dân sự, bên có quyền nên xác định và làm rõ một vài điều sau đây:
- Bên nợ có khả năng thanh toán khoản nợ không? Bên nợ phải có tiền, tài sản thì mới có khả năng thanh toán khoản nợ. Nếu bên nợ không còn khả năng thanh toán, dù bên có quyền khởi kiện thì cũng không thể thu hồi được nợ.
- Khoản nợ có đủ lớn để khởi kiện vụ án dân sự không? Khi đã khởi kiện, bên có quyền phải xác định sẽ bỏ ra một khoản chi phí để thu hồi khoản nợ. Đó có thể là chi phí thuê luật sư; chi phí cho việc chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ khởi kiện; các loại phí để thu thập chứng cứ trong suốt quá trình tranh tụng; án phí, phí thi hành án (nếu có).
Để bên có quyền hưởng lợi thì khoản nợ phải lớn hơn toàn bộ chi phí bỏ ra một cách tương đối. Với những khoản nợ nhỏ dưới 100.000.000 đồng, bên có quyền có khả năng sẽ mất đến ⅓, thậm chí một nửa để tranh tụng. Thời gian cho một vụ án dân sự từ khi nộp đơn khởi kiện cho đến khi bên nợ trả hết khoản nợ kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Như vậy, khoản tiền mà bên có quyền nhận về sau khi trừ đi mọi chi phí sẽ không mang lại nhiều lợi ích.
3. Tố giác tội phạm
Ở một vài vụ việc đặc biệt, bên nợ cắt đứt mọi liên lạc, trốn khỏi nơi cư trú và có dấu hiệu lừa dối, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, bên có quyền có thể cân nhắc việc tố giác tội phạm. Đây là hoạt động thu hồi nợ hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của bên có quyền.
Thông thường, hai tội phổ biến nhất liên quan đến các khoản nợ là tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong đó, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015. Hai tội này thường bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, bên có quyền nên phân biệt rõ để tránh bị cơ quan có thẩm quyền từ chối giải quyết vì tố giác không đúng tội phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH CTM. Nếu có thắc mắc cần tư vấn, hỗ trợ Quý khách có thể liên hệ qua Hotline: 0932 321 558 hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Email: ctmlaw247@gmail.comđể được giải đáp./.
Tin cùng chuyên mục:
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Cung cấp chứng cứ khi khởi kiện, giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án
Chuyển nhượng dự án gắn với quyền sử dụng đất